Thành phần dinh dưỡng trong nấm bào ngư thế nào
Thành phần dinh dưỡng, dưỡng chất có trong nấm được các nhà khoa học chứng minh nhiều hơn trong thịt cá cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể và sử dụng thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám
Nấm bào ngư xám có màu sắc xám nâu, cuống trắng, dày, thịt chắc, ăn giòn, vị ngọt, hơi dai, có mùi thơm đặc trưng, mọc đơn lẻ, mũ nấm dầy. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp một lượng không hề nhỏ chất đạm, đường, bột,các vitamin cùng các khoáng chất nguồn gốc từ thực vật.
Nấm bào ngư xám có 2 loại: màu xám đậm và xám nhạt. Mỗi loại màu xám đậm hay nhạt lại được phân loại ra có loại chân dài hay chân ngắn. Tại Việt Nam, loại nấm bào ngư xám nhạt, chân dài được biết tới với tên nấm bào ngư xám Nhật, còn loại nấm màu xám đậm là bào ngư xám Long Khánh. Ngoài ra còn có nấm bào ngư trắng, tuy nhiên không dai và giòn bằng loại màu xám.
Nấm bào ngư cũng như nhiều loại nấm khác, là thực phẩm tốt cho các chế độ ăn giảm cân vì chỉ cung cấp 35 Kcal/100 gr, với lượng calo trong nấm bào ngư thấp rất thích hợp với các trường hợp rối loạn tiêu hóa hay thiếu máu não.
- Thành phần chủ yếu là nước, một ít protid (4%), glucid (3.4%), chất xơ, lipid.
- Hàm lượng vitamin cao nhất có thể kể là vitamin B3, PP, B5 (coenzym A) và B9 (a xít folat).
- Khoáng chất có được là potassium, phosphor, magnésium, sodium, calcium, sắt và một ít kẽm, đồng, sélénium.
Chất đạm 10,5 – 30,4%
Thành phần dinh dưỡng trong Nấm có đầy đủ các acid amin thiết yếu như : isoleucine, leucine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, tryptophan, histidine. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucine, ít tryptophan và methionine. Tùy theo cơ chất trồng nấm mà hàm lượng đạm trong dinh dưỡng của nấm có nhiều thay đổi. Nhưng nhìn chung, lượng đạm – thành phần dinh dưỡng trong nấm chỉ đứng sao thịt và sữa, cao hơn các loại rau cải, ngũ cốc như khoai tây (7,6%), bắp cải (18,4%), lúa mạch (7,3%) và lúa mì (13,2%)
Chất xơ 8 – 14%
Thành phần dinh dưỡng trong nấm còn phải kể đến chất xơ. Tổng lượng Carbohydrat và sợi: chiếm từ 51 – 88% trongnấm tươi và khoảng 4 – 20% trên trọng lượng nấm khô, bao gồm các đường pentose, methyl pentos, hexose, disaccharide, đường amin, đường rượu, đường acid. Thành phần chính của sợi nấm ăn là chitin, một polymer của n–acetylglucosamin, cấu tạo nên vách của tế bào nấm.
Chất béo 62,94%
Thành phần dinh dưỡng trong nấm bên cạnh chất đạm và khoáng chất sinh tố thì thành phần dinh dưỡng trong nấm còn có chất béo. Chất béo có trong các loại nấm chiếm từ 1 – 10% trọng lượng khô của nấm, bao gồm các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid vàtriglyceride, serol, sterol ester, phos – phor lipid và có từ 72 – 85% acid béo thiết yếu chiếm từ 54 -76% tổng lượng chất béo.
Năng lượng: 250 – 370 Kcal
Một trong những giá trị không thể thiếu trong thành phần dinh dưỡng trong nấm là giá trị năng lượng. Giá trị năng lượng của nấm: Được tính trên 100 g nấm khô.
Lợi ích của nấm bào ngư xám
- Hàm lượng protein ở dạng dễ tiêu chiếm từ 70-90%, còn các loại rau khác thường thấp hơn, Hàm lượng protein phụ thuộc vào nơi nuôi trồng và thời kỳ sinh trưởng của nấm, cách chế biến nấm
- Hàm lượng carbon hyđrat của nấm khá cao, cao hơn cả thịt bò, khoai tây và các loại rau khác (hyđrocanbon của thịt bò= 0,5mg/100g).
- Nấm chứa ít chất béo, nhưng chứa nhiều chất khoáng như: kali, phốt pho,mangan, sắt và canxi hàm lượng vitamin cao, đồng thời trong nấm còn chứa một lượng vitamin Bcomlex 5,82mg/100g nấm tươi, vitamin A được mệnh danh là vitamin thanh xuân (0,8mg/100g nấm tươi).
Hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng trên được con người hấp thụ triệt để. Do vậy nấm ăn được coi là loại thịt sạch.
Các chuyên gia dinh dưỡng thế giới cho biết trong xã hội hiện đại, nguyên tắc ăn uống “giảm đạm thịt, tăng đạm thực vật” là xu hướng ẩm thực chung đang được khuyến khích trên toàn thế giới. Con người tuổi càng cao, chức năng của cơ quan tiêu hóa và đào thải độc tố hoạt động càng kém hiệu quả. Thói quen tiêu thụ thịt động vật thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, cơ thể mau suy nhược, từ đó rút ngắn tuổi thọ.
Các chất độc tạo ra do ăn nhiều thịt động vật không được đào thải hết sẽ tích tụ lại làm cho cơ thể yếu đi, tạo tiền đề cho các tế bào ung thư phát triển. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ bùng phát những căn bệnh có nguồn gốc từ thừa chất đạm như Gout, thừa chất béo như gan nhiễm mỡ và cholesterol máu cao, các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu, nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo về một viễn cảnh bệnh tật “chưa từng có trong lịch sử” nếu con người không thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu khuyên cộng đồng nên thay thế khẩu phần ăn nhiều thịt sang tăng cường rau, củ, quả. Tuy nhiên hiện nay nhiều người lo ngại các loại rau hiện nay bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Trong bối cảnh này, có thể thay rau bằng những loại thực vật sạch và an toàn hơn như nấm vừa đảm bảo cung cấp đủ lượng đạm thực vật cần thiết, vừa giúp phòng tránh nguy cơ bị bệnh và nhiễm độc. Đặc biệt loài nấm bào ngư có màu xám vừa có mùi vị ngon vừa rất tốt cho sức khỏe bởi chứa các hoạt chất có lợi, chất chống ôxy hóa giúp phòng bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả.