Ở Việt Nam, Nấm Linh Chi có mấy loại?
Trên thế giới, Nâm Linh Chi có mấy loại?
Có 6 loại Nấm Linh Chi, phân loại Nấm Linh Chi theo màu nấm:
- Thanh Chi/ Long Chi (Nấm Linh Chi Xanh): tính bình, vị chua. Công dụng làm sáng mắt, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc, ổn định thần kinh, cải thiện trí nhớ. Dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng, thoải mái.
- Hồng Chi/ Xích Chi (Nấm Linh Chi Đỏ): tính bình, vị đắng. Công dụng bổ phế (giảm triệu chứng khó thở, tức ngực), ích tâm khí (bổ máu) , chủ vị, tăng trí tuệ, chóng oxy hóa, chống ung thư.
- Hắc Chi/ Tuyền Chi (Nấm Linh Chi Đen): tính bình, vị mặn. Công dụng bổ thận, giúp đầu óc sảng khoái, tinh tường.
- Bạch Chi/ Ngọc Chi (Nấm Linh Chi Trắng): tính bình, vị cay. Công dụng ích phế khí, tăng trí nhớ.
- Hoàng Chi/ Kim Chi (Nấm Linh Chi Vàng): tính bình, vị ngọt. Ích tỳ khí (bổ lá lách), trùng hòa, an thần.
- Tử Chi/ Mộc Chi (Nấm Linh Chi Tím): tính ôn, vị ngọt. Đặc trị đau xương, đau khớp, ích tinh, da đẹp.
(Tham khảo thêm Tìm hiểu Nấm Linh Chi có mấy loại? Phân loại theo màu nấm)
Ở Việt Nam, Nấm Linh Chi có mấy loại?

Nấm Linh Chi Đỏ
Hiện nay, ở Việt nam xuất hiện nhiều nhất là loại Nấm Lim Xanh. Bên cạnh đó cũng có 5 loại còn lại nhưng rất hiếm. Tên gọi có chữ xanh nhưng đừng nhầm lẫn với Nấm Linh Chi Xanh. Nấm Lim Xanh thuộc họ Nấm Linh Chi Đỏ, mọc trên thân gỗ Lim Xanh đã chết. Nấm Lim Xanh hoàn toàn có đầy đủ các dược tính nhóm Nấm Linh Chi Đỏ (giảm các triệu chứng khó thở, giảm tức ngực, bổ máu, bổ gan, chống oxy hóa, chống ung thư,…).

Nấm Linh Chi được tìm thấy ở các gốc Lim chết
Nấm Lim Xanh được các nhà khoa học tìm thấy nhiều nhất ở vùng đất Quảng Nam. Vùng đất mà vẫn được truyền miệng câu ca dao:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”.
Chưa mưa đã thấm?
Lịch sử hình thành địa hình đã đặt Quảng Nam vào giữa lòng Tây Nguyên và vùng ven biển miền Trung, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Nước lớn trên Tây Nguyên chảy về, phù sa vun đắp cùng gió núi gió biển, tạo nên 3 vùng sinh thái chính.
- Vùng đồng bằng hình thành đất phù sa ven sông (phát triển cây lương thực).
- Vùng trung du đồi núi hình thành đất đỏ vàng, đất đai cứ đỏ quạnh lại rồi hơi sẫm (vùng rừng giàu).
- Vùng ven biển đất cát (khai thác, nuôi trồng thủy hải sản).
Cứ thế mà mưa nhẹ thoáng qua là đất thấm nhanh.
Âu cũng là cái khó cho người dân với khí hậu nghiệt ngã và địa hình trắc trở. Thế nhưng, bù lại là rừng vàng biển bạc, bao nhiêu vật phẩm quý hiếm được tìm thấy nơi này. Gỗ Lim Xanh bạt ngàn mang lại giá trị kinh tế cao. Tưởng đâu nguồn tài nguyên quý hiểm ấy sẽ trường tồn mãi cùng thời gian.

Tàn tro của nạn phá rừng
Ông trời lại thương nhóm dân nghèo mà chất phát ấy 1 lần nữa. Nấm Lim Xanh đã mọc lên từ những gốc cây Lim Xanh đã chết. Đâu dễ để có loại nấm ấy. Loại nấm ấy chỉ mọc theo đúng nhiều điều kiện bắt buột. Nấm Linh Chi ở Việt Nam chỉ mọc trên cây gỗ lim đã chết. Nấm mọc lên sau mùa Tết Nguyên Đán, khi cơn mưa rừng ùa về xen kẽ những ngày nắng. Nguồn thực phẩm quý hiếm đã nuôi sống biết bao người dân tỉnh này, cải thiện được sức khỏe của hàng sa số người dân trên khắp đất nước Việt Nam.
Các nhà nông bắt tay nuôi trồng tự nhiên Nấm Linh Chi trên gốc cây lim đã chết, theo dõi đúng ngày giờ để hái đúng loại nấm vừa đủ tuổi trưởng thành.
Các nhà khoa học bắt tay nuôi trồng nhân tạo Nấm Linh Chi cùng các điều kiện nghiêm ngặt, đảm bảo đầy đủ dược liệu cao cấp của nấm.
“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu hồng đào chưa ngấm đã say”
Đất Quảng – chỉ được đọc qua tài liệu trên thôi, cũng đã say rồi. Say cùng những nguồn thượng phẩm vô giá nơi đây. Nếu có cơ hội dùng Nấm Linh Chi nơi đây, chắc phải yêu thêm cái tình người đã đặt vào từng con nấm ấy!