KĨ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRÊN MÙN CƯA
Nấm rơm là loại nấm rất tốt cho sức khỏe. Cũng như có thể giúp nhiều hộ gia đình kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng kĩ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa
Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh nên nấm rơm ngày càng được mọi người ưa chuộng hơn. Thay vì mua nấm, hiện nay người dân có xu hướng trồng nấm rơm tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh lại an toàn thực phẩm mà vô cùng chất lượng. Ngoài cách trồng nấm rơm theo cách truyền thống thì kĩ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa cũng rất đơn giản và tiện dụng. Biết được kĩ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa, các bạn sẽ có thật nhiều món ăn ngon được chế biến với nấm rơm hơn.
2. Cách trồng nấm rơm trên mùn cưa
Để học hỏi kĩ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa, các bạn thực hiện theo những bước sau:
Xử lý nguyên liệu và ủ mùn cưa
Dùng nước vôi tỉ lệ 1% để tưới đều lên đống ủ đảm bảo độ ẩm nguyên liệu từ 50% đến 60% trong khoảng 15 ngày. Trong 15 ngày đó, cứ 3 ngày phải đảo nguyên liệu 1 lần để giup đống ủ được đều.
Khi ủ mùn cưa các bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra ẩm độ. Luôn bổ sung thêm nước vô nếu đống ủ bị khô để giữ độ ẩm vốn có của mùn cưa.
Bí quyết của việc phải ủ mùn cưa đó chính là do khi phân giải các thành phần của mạt cưa thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn, đồng thời kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn. Bên cạnh đó ủ mùn cưa sẽ giúp làm chín nguyên liệu và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa.
Đặc biệt còn phải cung cấp dinh dưỡng cho mùn cưa: để nâng cao năng suất các bạn có thể phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ, chủ yếu bao gồm: phân hữu cơ và phân vô cơ.
Khi trộn cần lưu ý: các loại phân hữu cơ bổ sung không quá 20% khối lượng đống ủ. Phân vô cơ không bổ sung quá 5 % khối lượng đống ủ, và 1% khoáng chất.
Khi gieo nấm, các bạn sử dụng khuôn có dạng hình thang đáy cụt, hai mặt hở (chiều ngang từ 40 – 50 cm, chiều dài từ 60 – 120 cm, cao 40 cm). Nguyên liệu được nhồi vào khuôn thành từng lớp dày một tấc (10 cm), sau đó, cấy giống thành từng điểm, cách bìa mô từ 5- 10cm và cách nhau khoảng 20 cm. Nếu là mùa lạnh thì chất mô cao khoảng 4 lớp, mùa nóng thì chất mô cao khoảng 3 lớp.
Chăm sóc và thu hoạch nấm:
Gia đoạn nuôi ủ tơ: Sau khi làm xong mô, làm áo mô. Áo mô là phần bao phủ bên ngoài, nhằm che chắn bớt ánh sáng và giữ ấm cũng như ẩm cho mô nấm. Muốn nấm phát triển tốt nên lấy rơm phủ thành 2 lớp. Lớp mỏng chủ yếu là rơm vụn, lớp dày để che chở ngoài. Tùy vào từng thời tiết mà ta có thể có chế độ che chắn cây trồng cho phù hợp.
Giai đoạn nuôi ủ tơ, cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên bằng nhiệt kế vì vấn đề giữ ấm rất quan trọng. Cũng như cần một số cách để chống sự thiếu ẩm của mô.
Giai đoạn trồng nấm: Sau 12 ngày sau khi xếp mô, tơ nấm rơm bắt đầu xuất hiện và đan thành mạng nhện bên hông mô hoặc ngửi thấy mùi meo nấm rơm. Giai đoạn này cần tưới nhiều nước hơn cho nấm để làm giảm nhiệt độ kích thước tơ nấm kết quả thể. Bênh cạnh đó cần lấy bớt áo mô ể cho thoáng khí và mỗi sáng khoảng 8 – 9 giờ, nên phơi mô trần dưới nắng 20 – 30 phút. Nhờ ánh sáng các nụ nấm sẽ phát triển tốt hơn. Sau đó tưới nước và đậy áo mô lại.
Nấm rơm chỉ thu hoạch được trong khoảng 3-4 ngày nên các bạn phải tranh thủ thu hái nấm. Hy vọng với kĩ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa các bạn sẽ thử sức mình trồng nấm và mang lại những bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình.
Chúc các bạn thành công!