Dự án trồng và chế biến nấm linh chi ứng dụng công nghệ cao.

20/07/2019

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế phát triển nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Quốc hội đã ban hành Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định 2441/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Nêu rõ:
+ Sản phẩm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao, được bảo hộ quyền sở hữu trí thuệ và có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành kinh tế – kỹ thuật chủ lực của đất nước (điểm a, mục 2, phần III: sản phẩm quốc gia).
+ Sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có giá trị gia tăng cao, góp phần thay thế nhập khẩu hoặc mang lại giá trị xuất khẩu cao (điểm b, mục 2, phần III: sản phẩm quốc gia).
Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020. Cụ thể về công nghệ sinh học: Nghiên cứu có trọng điểm trong các công nghệ nền của công nghệ sinh học Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme – protein….. (điểm c, mục 2, phần III: Định hướng nghiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ).
Quyết định số 66/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. tại Phụ lục 1, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư và phát triển, mục 41: Công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm sinh học thế hệ mới phục vụ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, dược liệu.
Thông tư số 02/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn quản lý Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 và Thông tư số 31/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc Hướng dẫn xác định dự án, tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện dự án thuộc Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao.
Giá trị lược diệu của nấm Linh chi đã được ghi chép trong các thư tịch cổ của trung quốc, cách đây hơn 4000 năm (Zhao., 1994). Còn trong Thần nông bản thảo (đời nhà Châu cách đây hơn 2000 năm) thì nấm Linh chi được xếp vào loại Thượng dược, đời nhà Minh (1590) được gọi là Lục bảo Linh chi đồng thời cũng chỉ rõ đặc tính dược liệu có trong nấm.
Hiện nay, nấm Linh chi không còn giời hạn trong phạm vi Trung quốc mà đã lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới, theo thống kê thì hơn 250 bài báo khoa học trên thế giới công bố về dược tính cũng như là giá trị lâm sang của nấm Linh chi. Tại hội nghị Nấm học thế giới tháng 7/1994 tổ chức tại Vancouver, Canada cũng đã rành riêng một hôi thảo về nấm Linh chi.
Tại Việt Nam, trong các tài liệu còn lưu lại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng đã đề cập đến nấm Linh chi, sau đó Lê Quý Đôn còn khẳng định đây là nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam. Trong sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi cũng mô tả chi tiết và trình bày đặc tính dược liệu của loại nấm này và đồng thời ông cho rằng đây là loại Siêu thượng dược.
Hiện nay trước xu hướng và nhu cầu tiêu thụ Linh chi ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như nước ngoài thì một số công ty, nhà khoa học trong nước cũng đang tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất nấm Linh chi trên các loại cơ chất mùn thải hoặc bã mía. Việc nghiên cứu làm chủ quy trình sản xuất nấm Linh chi trên giá thể mùn thải hoặc trên gỗ với quy mô công nghiệp nhằm triển tách chiết các dược chất có giá trị cao trong sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng là một hướng đi mới nhằm phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân. Ngoài ra, dự án còn tập trung vào công nghệ chế biến, tách chiết các hoạt chất có giá trị cao trong nấm linh chi như: polysacharit, triterpenoid hay Steroid phục vụ cho sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng. Đây là một hướng đi mới trong dự án nghiên cứu áp dụng công nghệ cao, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quy trình sản xuất các sản phẩm thô mà còn hướng đến việc chế biến thành các sản phẩm tinh phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tác dụng của polysacharid đã được nghiên cứu, chứng minh có tác dụng phòng và chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cũng như hạ đường huyết, tăng tổng hợp protein và tăng chuyển hoá các acid nucleic.
Tác dụng của triterpenoid cũng được chứng minh có tác dụng rất tốt trong ức chế sinh tổng hợp Cholesterol, ức chế quá trình giải phóng Histamin. Histamin (từ acid amin histidin một nhóm –COOH) có tác dụng làm co dãn và tăng tính thấm của mao mạch, tăng nhịp tim và co bóp cơ tim, co thắt cơ trên và gây ngộp thở (người hen suyễn). Ngoài ra triterpenoid được nghiên cứu có tác dụng hạ huyết áp, tăng ức chế ACE (Angiotension Converting Enzym) và chống khối u ở gan.
Với những tác dụng như vậy thì tách chiết các dược chất này rất cần thiết để chế biến một số sản phẩm dược liệu có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, đường huyết, tim mạch… Chính vì thế, cần có những công nghệ để tách chiết các chất này trong nấm Linh chi ứng dụng vào chế biến dược phẩm và thực phẩm chức năng phục vụ cho sức khỏe của con người ngày càng tốt hơn.
Dự án triển khai thành công sẽ góp phần giải quyết bài toán đầu ra cho nấm Linh chi hiện nay tại địa phương cũng như trong nước trước nhu cầu của nhiều lĩnh vực có liên quan như sản xuất thực phẩm chức năng, dược liệu trong y học và nước giải khát… Khi dự án triển khai sẽ góp phần giải quyết và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là lao động phổ thông nông nhàn trên địa bàn điều này phù hợp với chủ trương mở rộng nghành nghề ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác do nuôi trồng bằng công nghệ tiên tiến nên toàn bộ không gian nuôi cấy đều đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ hoàn toàn không có ô nhiễm về không khí cũng như vi sinh vật. Đồng thời dự án sẽ mở ra hướng đi mới không chỉ sản xuất nguyên liệu thô mà hướng đến sản xuất các sản phẩm tinh, có giá trị cao phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu.
Đối với thị trường thế giới cũng như trong nước: hiện nay việc sử dụng các loại dược liệu mang tính chất từ thiên nhiên đã và đang là vấn đề quan tâm của Việt Nam và thế giới, con người sẽ hướng dần đến các sản phẩm hữu cơ có tính bền vững. Việc việc nghiên cứu sản xuất Linh chi trên giá thể mùn cưa và trên gỗ chúng tôi sẽ tạo ra dòng sản phẩm tương tự thiên nhiên, thân thiện với môi trường sinh thái, mang tính bền vững cao không chỉ trong ngành sản xuất dược liệu mà cả tính bền vững trong phát triển nông nghiệp xanh.
Ngoài ra, dự án còn tập trung phát triển theo mô hình vừa sản xuất, vừa là điểm phục vụ du khách tham quan, nhằm mang lại một sản phẩm “Du lịch canh nông”, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm, giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Từ những yếu tố trên. Công ty TNHH Sinh học Quốc tế, phối hợp với Công ty Cổ phần Lập Dự Án Á Châu tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Trang trại nuôi trồng Nấm Linh chi Ganoderma ứng dụng công nghệ cao phục vụ xuất khẩu” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án, với các nội dung cụ thể như sau:

II. Quy mô đầu tư của dự án.

Với tổng diện tích là 4,7ha. Dự án bố trí quy mô sản xuất, cụ thể như sau:

  1. Khu nhà nuôi trồng nấm linh chi ứng dụng công nghệ cao – hoàn toàn tự động: 25.000 m2.
  2. Xưởng chế biến và chiết xuất các sản phẩm từ nấm Linh chi.
  • Xưởng chế biến viên nang thực phẩm chức năng từ nấm linh chi, với công suất: 2 triệu viên/năm.
  • Xưởng chế biến trà thực phẩm chức năng từ nấm linh chi, với công suất: 1 triệu hộp/năm.
  1. Xây dựng khu sản xuất giống nấm linh chi với công nghệ hiện đại, nhằm chủ động cung cấp giống cho quá trình sản xuất của dự án.

III. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

 

TT Nội dung Diện tích

(m²)

Tỷ lệ

(%)

I Khu chiết xuất tinh dầu dược liệu 8.000 16,691
1 Văn phòng và nhà điều hành 300 0,626
2 Nhà trực công nhân viên 350 0,730
3 Nhà bảo vệ 30 0,063
4 Kho chứa nguyên liệu chế biến 200 0,417
5 Xưởng chiết xuất và chế biến dược liệu 2.400 5,007
6 Kho thành phẩm và phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm 200 0,417
7 Giao thông nội bộ khu nhà máy 1.200 2,504
8 Cây xanh cảnh quan 3.320 6,927
II Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 39.931 83,309
1 Nhà nuôi trồng nấm Linh chi ứng dụng công nghệ cao 25.000 52,158
2 Nhà nuôi cấy và sản xuất giống nấm linh chi 1.000 2,086
4 Giao thông tổng thể và đất dự trữ 13.931 29,065
Tổng cộng 47.931 100,000

IV. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.

STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng)
I Xây dựng 35.672.450
I.1 Khu chiết xuất tinh dầu dược liệu 8.652.800
1 Văn phòng và nhà điều hành 660.000
2 Nhà trực công nhân viên 630.000
3 Nhà bảo vệ 66.000
4 Kho chứa nguyên liệu chế biến 300.000
5 Xưởng chiết xuất và chế biến dược liệu 5.280.000
6 Kho thành phẩm và phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm 500.000
7 Giao thông nội bộ khu nhà máy 300.000
8 Cây xanh cảnh quan 398.400
9 Hàng rào bảo vệ nhà máy 518.400
I.2 Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 25.779.650
1 Sản xuất 24.539.650
Nhà nuôi trồng nấm Linh chi ứng dụng công nghệ cao 21.250.000
Nhà nuôi cấy và sản xuất giống nấm linh chi 1.200.000
Giao thông tổng thể và đất dự trữ 2.089.650
2 Các hạng mục phụ trợ 1.240.000
Hệ thống cấp điện tổng thể 400.000
Hệ thống công nghệ thông tin 20.000
Hệ thống cấp nước tổng thể nhà máy 420.000
Hệ thống thoát nước tổng thể nhà máy 400.000
II Thiết bị 5.890.000
1 Thiết bị văn phòng 40.000
2 Dây chuyền chế biến dược liệu 4.550.000
3 Hệ thống dán mã vạch và truy xuất nguồn gốc 200.000
4 Máy sấy lạnh dược liệu 10 m³ 1.040.000
5 Dụng cụ cầm tay các loại 60.000
III Chi phí quản lý dự án 1.026.522
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 5.817.593
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  164.391
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi  313.982
3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công  918.051
4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi  61.032
5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng  52.530
6 Chi phí thẩm tra dự toán  50.598
7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng  87.630
8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB  16.551
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng  785.541
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị  42.290
11 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 3.324.996
Tổng cộng 48.406.564

V. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.

  1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay:

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 5,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 313% trả được nợ.

  1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 8,09 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 8,09 đồng thu nhập cho 20 năm thời kỳ phân tích dự án. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 1 tháng kể từ ngày hoạt động.

  1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,61 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,61 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,03%).

Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 9 tháng tính từ ngày hoạt động. 

  1. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,03%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 120.138.777.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 120.138.777.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

  1. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 33,08% > 9,03% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

Cơ hội xuất khẩu nấm sang Hàn Quốc
Việc hợp tác với quốc gia có ngành nấm phá triển hàng đầu châu Á như Hàn Quốc là một lợi thế rất lớn...
22/06/2020
Quy trình trồng nấm bào ngư xám
Quy trình trồng nấm bào ngư xám
10/06/2020
Trồng nấm theo công nghệ Nhật Bản
Trồng nấm theo công nghệ Nhật Bản
03/04/2020